Trong thời đại công nghệ số, tiếp thị khách hàng thông qua truyền thông là cách tiếp cận thông minh và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. Vậy, đối với một doanh nghiệp thì cần làm gì để sử dụng tiếp thị số hiệu quả thông qua Marketing? Cùng chúng tôi tìm hiểu về Digital Marketing, các kĩ năng cần thiết để trở thành một digital marketer chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận data khách hàng và có doanh thu cao.
Mục lục
1 – Digital Marketing là gì?
Digital Marketing – tiếp thị kỹ thuật số là cách tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng thông qua việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Cách làm Marketing truyền thống chỉ chú trọng tới sản phẩm mà “bỏ quên” tên thương hiệu cá nhân, hình ảnh sản phẩm…Thì Digital Marketing đang làm tốt công việc bỏ lại của marketing truyền thống: hình ảnh, logo thương hiệu, bộ nhận diện cá nhân, fanpage, website…Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng tốt hơn, hiệu quả về doanh thu và tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Không quá khó để khách hàng có thể tiếp cận, trực quan về sản phẩm khi có nhu cầu chỉ bằng một click chuột thông qua website, fanpage, email marketing, social media…của doanh nghiệp. Khi sử dụng các kênh quảng cáo, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả và đưa ra các chiến lược cụ thể để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
XEM THÊM:
2 – Tổng thể về Digital Marketing
Một doanh nghiệp thường sử dụng marketing hiệu quả thông qua các kênh Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch Marketing, affiliate marketing…Không quan trọng là doanh nghiệp của bạn sử dụng kênh bán hàng nào tiếp cận khách hàng, cái quan trọng là bạn phải hiểu về sản phẩm, khách hàng và lựa chọn kênh phù hợp.
2.1 Digital Marketing online
7 hình thức Digital Marketing phổ biến:
- SEO – Search engine optimization: Tiếp cận khách hàng thụ động, bền vững và tốn ít chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp. SEO là phương pháp tối ưu website nhằm tăng thứ hạng của doanh nghiệp trên Google. Dựa theo hành vi người dùng, vị trí TOP đầu của Google sẽ có lượng click nhiều hơn các thứ hạng sau.
Bạn có thể lựa chọn SEO Onpage: tối ưu từ khóa, cấu trúc bài viết, hình ảnh hay video mà website của bạn muốn truyền tải tới khách hàng. SEO offpage: xây dựng các backlink, liên kết nội bộ.
- Email Marketing: Cách tiếp cận này trong năm 2020 được lựa chọn khá ít bởi sẽ có đánh giá là spam tới email của khách hàng. Email Marketing tiếp cận, gửi tới khách hàng các thông điệp về sản phẩm – dịch vụ – thông tin bán hàng.
- Content Marketing: Nội dung sẽ là yếu tố quan trọng nhất để quảng bá với khách hàng. Khi lựa chọn giải pháp quảng bá thương hiệu này bạn cần chau chuốt về nội dung, thông tin chia sẻ hữu ích với khách hàng để thu hút lượng truy cập.
- SEM – Search Engine Marketing: Khi doanh nghiệp lựa chọn quảng bá theo kênh này thường sử dụng Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads…Sản phẩm của bạn sẽ được đưa lên đầu trang của Google nhưng sẽ phải chi trả số tiền lớn để đưa thương hiệu lên.
- SMM – Social Media Marketing: hoạt động marketing trên các kênh cộng đồng kết nối trực tiếp với khách hàng thông qua Facebook, Instagram, Zalo…
- PCC – Pay per click advertising: một phương thức quảng cáo mà mỗi lượt click của người dùng thì doanh nghiệp sẽ mất số phí nhất định. Việc của doanh nghiệp cần tối ưu sao cho chi phí ở mỗi lượt click thấp nhất.
- Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing: Hình thức quảng bá sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp thực hiện tiếp thị, giới thiệu sản phẩm để chuyển đổi hành vi của khách hàng từ tham khảo tới chốt đơn hàng bằng dịch vụ của nhà cung cấp.
2.2 Digital Marketing Offline
Digital Marketing Offline: kênh tiếp thị sản phẩm thông qua quảng cáo trên báo, tivi, biển hiệu tại cơ sở. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số thì đây là kênh bán hàng chưa hiệu quả.
3 – Chiến lược Digital Marketing hiệu quả
Để có thể lựa chọn một chiến lược Marketing hiệu quả bạn cần nghiên cứu thị trường, sản phẩm và khách hàng của mình. Doanh nghiệp của bạn cần thu thập dữ liệu, đo đạc và thực chiến để đánh giá ưu – nhược của từng chiến dịch giúp lựa chọn kênh bán hàng phù hợp.
-
Mục tiêu
Trước khi mở một chiến dịch tiếp thị sản phẩm tới khách hàng thì bạn cần xác định mục đích – mục tiêu: Để làm gì? Chiến dịch này để lan tỏa thương hiệu, truyền tải thông điệp, tiếp cận khách hàng tiềm năng, chuyển đổi mua hàng, tăng doanh thu hay chia sẻ thông tin hữu ích…
-
Xác định khách hàng tiềm năng
Một chiến dịch hiệu quả khi doanh nghiệp xác định được đúng tệp khách hàng tiềm năng nhằm đưa ra được thông điệp hay phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bạn cần trả lời các câu hỏi: Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Độ tuổi – giới tính – sở thích khách hàng?…Khi trả lời các câu hỏi này để lựa chọn tên – hình ảnh – thương hiệu phù hợp.
-
Thương hiệu
Khách hàng của bạn sẽ dễ dàng nhớ tới bạn khi sản phẩm của bạn nổi bật, dễ nhớ và gây thu hút cho khách hàng. Khi đặt lên bàn cân thương hiệu thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn thương hiệu nổi bật, đặc sắc để trải nghiệm sản phẩm so với đối thủ.
-
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn sẽ chẳng chinh phục được khách hàng nếu không nghiên cứu đối thủ của mình và đưa ra một chiến lược tối ưu nhất để cạnh tranh lành mạnh. Trước khi bắt tay vào một chiến dịch bạn nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, rút ra ưu nhược điểm của doanh nghiệp mình để cải thiện và thuyết phục khách hàng.
Digital Marketing là kênh quảng cáo hữu hiệu cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhằm tạo ra được doanh thu hiệu quả. Là một doanh nghiệp bạn cần lựa chọn một trong những kênh phù hợp để quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm được chi phí quảng cáo.